Những lợi ích của gạo lứt đối với bé

Với các hàm lượng vitamin B3, B6 và Fe có trong gạo, giúp cho cơ thể bé được cung cấp máu thường xuyên, quá trình lưu thông máu lên não cũng được dễ dàng hơn.

Những lợi ích của gạo lứt đối với bé
Gạo lứt là thực phẩm chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng. Nó có nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình phát triển của bé. Vậy lợi ích của gạo lứt đối với bé như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thành phần dinh dưỡng có trong gạo lứt
Gạo lứt chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: Tinh bột, chất xơ, chất béo, đạm và các nguyên tố vi lượng (Ca, Mg, Fe, selen…).
Nó còn chứa hàm lượng lớn các vitamin như: B1, B2, B3, B6 và các thành phần axit quan trọng đối với cơ thể (panyothenic, paraaminobenzoic và axit folic…).
Cứ trong 100g gạo lứt nó có tới 84mg magiê, đây là chất có tác dụng rất tốt cho tim mạch.
Lợi ích khi cho bé ăn gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo còn nguyên cám, nó chứa rất nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết giúp bé phát triển một cách toàn diện.
Với các hàm lượng vitamin B3, B6 và Fe có trong gạo, giúp cho cơ thể bé được cung cấp máu thường xuyên, quá trình lưu thông máu lên não cũng được dễ dàng hơn.
Ngoài ra, nó còn cung cấp một lượng lớn canxi cho bé, hỗ trợ bé phát triển tốt về xương và thể chất.
Bên cạnh đó, với hàm lượng chất xơ cao, giúp cho quá trình tiêu hóa của bé được diễn ra thuận lợi, hạn chế được tình trạng táo bón ở trẻ.
Vì vậy bổ sung gạo lứt vào bữa ăn là mẹ đã cung cấp cho bé một lượng chất dinh dưỡng dồi dào, giúp cơ thể bé khỏe mạnh, sức đề kháng cũng được tăng lên và hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh cảm thông thường.
Cách nấu cháo gạo lứt cho bé
Nguyên liệu
½ chén gạo lứt
100g tôm biển
1 củ cà rốt
Cách thực hiện
Gạo lứt vo sạch (vo khoảng 3 lần), cho nước theo tỉ lệ 1 gạo, 1.5 nước, rồi cho vào nồi nấu nhừ.
Tôm rửa sạch bóc vỏ, cà rốt gọt vỏ rửa sạch rồi cắt nhỏ. Sau đó cho tôm và cà rốt vào máy xay nhuyễn.
Sau đó, đổ hỗn hợp tôm và cà rốt vào nồi cháo đã nhừ, đun thêm khoảng 5 phút. Nêm gia vị và dầu ăn vào và tắt bếp.
Cuối cùng, múc cháo ra tô, đợi nguội là mẹ có thể cho bé ăn.
Lưu ý khi sử dụng gạo lứt cho trẻ
Cho bé ăn gạo lứt một cách hợp lý, chỉ nên bổ sung cho bé khoảng 3 lần/tuần.
Đối với những bé bị suy dinh dưỡng hay thấp còi, mẹ nên hạn chế bổ sung gạo lứt cho bé. Vì lúc này, cơ thể bé sẽ cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt hơn để bắt kịp đà tăng trưởng.
Gạo lứt phải được bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh nhiệt độ cao.
Khi chọn mua gạo lứt, mẹ nên chọn những địa điểm bán uy tín chất lượng, tránh trường hợp mua phải gạo kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển cho bé.
Nguồn tham khảo: gaolut.vn
Trên đây là chia sẽ của chúng tôiH về lợi ích mà gạo lứt mang lại cho bé. Mẹ hãy áp dụng cho bé, để bé có một sức khỏe tốt và giúp bé phát triển khỏe mạnh nhé!
Theo Bách hóa xanh
- Bí quyết lựa chọn gạo thơm ngon
- Những điều cần biết về gạo nếp
- Chia sẻ kinh nghiệm bảo quản gạo và ngũ cốc lâu ngày
- Trẻ nhỏ có nên ăn bánh gạo
- Loại gạo phù hợp cho người mắc tiểu đường
- Kinh nghiệm bảo quản gạo không bị mối mọt gây hại
- Tác dụng làm đẹp của bột cám gạo
- Những lợi ích của nước vo gạo mang lại
- Những lợi ích của dầu gạo mang lại
- Những lợi ích của gạo lứt mang lại
- Kinh nghiệm làm đẹp da với gạo
- Liệu có nên cho trẻ uống sữa thay cơm
- Tìm hiểu tác dụng làm đẹp của dầu gạo
- Cách ăn gạo lứt tốt cho sức khỏe
- Hướng dẫn phân biệt gạo thật và giả
- Cách chọn mua và bảo quản gạo để tránh bị mốc
- Chia sẻ kinh nghiệm xào bún gạo không bị nát
- 2 cách chữa cơm khét cần biết
- Cách giảm cân với gạo lứt muối mè
- Những lợi ích cần biết của nước vo gạo